Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phát triển năng lượng điện là điều cần thiết. Để hoàn thành các mục tiêu phát triển Việt Nam đã tiến hành xây dựng rất nhiều đập thủy điện.
Những con đập này đã tác động đáng kể đến môi trường và cuộc sống của những người có sinh kế sống phụ thuộc vào các dòng sông. Những người dân nghèo có cuộc sống ổn định dọc theo hai bờ sông, họ trồng trọt và đánh bắt thủy sản trên sông. Nhiều người dân và các cộng đồng đã buộc phải di dời nhường đất cho việc xây dựng đập thủy điện. Họ đã di dời đến các khu vực mà tại đó đất đai phục vụ cho trồng trọt là không có đủ, nguồn lương thực cho gia đình bị hạn chế, các điều kiện sinh hoạt và việc làm đều rất khó khăn.
CSRD đã làm việc với các nhóm cộng đồng bị di dời do việc xây dựng các đập Bình Điền, đập Hương Điền, đập Tả Trạch và đập A Lưới. Tỷ lệ người bị ảnh hưởng là người dân thuộc các dân tộc thiểu số của người Cơ Tu, Bru Vân Kiều và Kinh (Việt) là rất lớn.
Làm việc tại các khu vực chịu tác động dựa trên Bằng chứng dựa trên sự Vận động (EBA), giúp đỡ các cộng đồng hiểu được quyền lợi của chính mình để có thể đàm phán và tìm ra các giải pháp. Giám sát việc thực hiện các quy định của các công ty xây dựng đập về Đánh giá tác động môi trường và xã hội tại những nơi xây dựng đập. Qua đánh giá các quy định này đã không được các cơ quan có thẩm quyền tuân thủ theo quy định của pháp luật, các chủ xây dựng đã không giải quyết các vấn đề mà họ đã gây ra. Những người dân bị ảnh hưởng là những người ít học, thiếu hiểu biết về pháp luật và không thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Một trong những công việc đầu tiên mà CSRD đã làm được là tổ chức các khóa tập huấn để đảm bảo rằng các cộng đồng bị ảnh hưởng nhận thức đầy đủ về pháp luật. Sau đó, họ được tập huấn các phương pháp và kỹ năng để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường (EIA). Các bằng chứng thu thập được đã ghi nhận và kiểm chứng bởi các nhà khoa học và chuyên gia tư vấn độc lập. Sau đó, CSRD thông qua các kết quả nghiên cứu này đã tổ chức đối thoại với các bên liên quan, các nhà đầu tư để tìm ra hướng giải quyết các vấn đề.
Các kết quả đã đạt được:
Các nhóm bị ảnh hưởng đã hình thành một mạng lưới và lên kế hoạch làm việc với các nhóm cộng đồng mới ở các khu vực đập thủy điện, đảm bảo người dân bị ảnh hưởng biết được quyền lợi của mình và tác động tiêu cực có thể xảy ra nếu họ buộc phải di dời khỏi nơi ở cũ.
Hiện nay việc đưa tin các sự kiện truyền thông hướng đến việc làm sao cho người dân ở Việt Nam ý thức được những vấn đề và các tác động tiêu cực của việc xây dựng đập thủy điện đối với môi trường và xã hội.
Các diện tích đất đã được giao cho cộng đồng quản lý:
– 96 ha đất đã được giao cho người dân tái định cư ở xã Hồng Tiến. Những diện tích đất này được các hộ dân sử dụng để trồng trọt.
– Hơn 83 ha đã được giao cho ba thôn: Hòa Bình, Bình Dương và Hòa Thành ở xã Bình Thành.
– Hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn nâng cao nhận thức cho các cộng đồng nhằm giúp họ quản lý đất được giao như tập huấn cách trồng cây keo, cây tre và nuôi ong. Những kỹ năng mới này sẽ cung cấp cho các cộng đồng những cách thức mới để tạo ra thu nhập từ rừng.
Hội thảo Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES).
Kết thúc các công việc của dự án CSRD đã tổ chức một hội thảo nhằm thảo luận các vấn đề xung quanh PFES. Diện tích đất được giao cho các cộng đồng đã được phân nhóm trong khu vực. Điều này sẽ giúp các nhóm cộng đồng quản lý được diện tích rừng được giao .Tuy nhiên số tiền từ phí quản lý rừng đang là vấn đề bàn luận và gây nhiều tranh cãi. Các cộng đồng cũng đủ điều kiện để có thể nhận PFES. Chính phủ đã thu các khoản thuế này từ các chủ đầu tư đập thủy điện và số tiền này nên được chi trả lại cho các cộng đồng quản lý để họ có thể thực hiện việc quản lý rừng đã được giao.