Sáng ngày 15 tháng 10 năm 2019, các bạn sinh viên của trường Đại học RMIT đã có buổi chia sẻ kết quả nghiên cứu về dự án “Khảo sát nghiên cứu chuỗi giá trị chất thải tái chế tại thành phố Huế (Việt Nam) để giảm thiểu ô nhiễm nhựa” với các Sở, ban, ngành và các bên liên quan ở Thừa Thiên Tỉnh Huế.
Mục đích tổng thể của dự án nghiên cứu này là lựa chọn và phân tích chuỗi giá trị của các khu vực không chính thức trong quản lý chất thải có thể tái chế ở thành phố Huế. Theo đó, các chuỗi giá trị của các khu vực sẽ cung cấp thông tin, kiến thức liên quan về việc tạo ra doanh thu tiềm năng và tổn thất trong cả hệ thống quản lý chất thải ở khu vực chính thức và không chính thức.

Dự án nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhiều thông tin hơn về chuỗi giá trị của chất thải có thể tái chế ở thành phố Huế để CSRD có thể lên kế hoạch can thiệp tốt hơn cho các hệ thống thu gom chất thải, phát huy vai trò của phụ nữ – đối tượng dễ bị tổn thương trong khu vực không chính thức và giảm lượng chất thải được đưa đến bãi chôn lấp.
Giá trị tiềm năng về kinh tế của rác thải có thể tái chế được đưa vào chuỗi dịch vụ và quy trình tái chế vật liệu. Khu vực không chính thức đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa rác thải tái chế còn có giá trị ra khỏi dòng chất thải, chất thải nhựa có giá trị thấp nhưng có thể tái sử dụng và mang lại lợi ích kinh tế. Khu vực quản lý chất thải không chính thức bao gồm các cộng đồng dễ bị tổn thương, chủ yếu là phụ nữ có điều kiện kinh tế thấp, những người làm việc và đóng góp một phần tài chính quan trọng cho gia đình. Hoạt động của khu vực này phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu được tạo ra từ các hoạt động độc lập và phát triển kinh doanh thông qua thị trường tự do. Việc phát huy vai trò của khu vực không chính thức sẽ làm gia tăng giá trị vật chất. Điều này có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được kết thúc dưới rác thải không thể tái sử dụng, gây ô nhiễm cho môi trường.

Các hộ gia đình đóng vai trò đáng kể trong hệ thống chất thải có thể tái chế với giá trị đóng góp là 26,6%. Vai trò của các hộ gia đình có thể được nâng cao hơn thông qua các chương trình giáo dục cộng đồng, khuyến nghị tập trung nâng cao nhận thức cho phụ nữ trong việc phân loại rác tại nguồn. Điều này đảm bảo rằng chất thải có thể tái chế của hộ gia đình được quản lý phù hợp và làm tăng giá trị trong chuỗi giá trị rác tái chế.